GIỚI THIỆU BƠM LY TÂM
GIỚI THIỆU BƠM LY TÂM
Bơm ly tâm là loại bơm công nghiệp ưu việt, có thể dẫn được nhiều loại chất lỏng khác nhau như nước, dầu và các hóa chất, kể cả hỗn hợp có lẫn chất rắn… Sử dụng cho đủ mọi ngành công nghiệp như: công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, dầu khí, sinh hoạt, tưới tiêu, cứu hỏa… rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
Vậy bạn có biết bơm ly tâm là gì không? Cấu tạo bơm ly tâm gồm những thành phần nào? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Ưu nhược điểm của bơm ly tâm là gì? Nếu bạn đã nắm rõ thì việc chọn lựa dòng bơm này khá dễ dàng. Còn nếu chưa thì bài viết này là dành cho bạn!
Hãy cùng Quý Tiến tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bơm ly tâm là gì?
Bơm ly tâm là loại máy bơm công nghiệp thủy lực cánh dẫn, hoạt động nhờ vào lực ly tâm, tạo ra dòng chảy thông qua cánh quạt của máy. Để hiểu hơn về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của loại máy bơm này. Chúng ta cùng theo dõi tiếp nội dung bên dưới. Chúng ta sẽ lần lượt giải quyết từng vấn đề về dòng bơm ly tâm này nhé!
Bơm ly tâm tiếng Anh là gì
Trong tiếng Anh, bơm ly tâm được gọi là Centrifugal pumps. Thêm một từ vựng chuyên ngành kỹ thuật cho các bạn thích tìm hiểu thêm tài liệu bằng tiếng Anh nè.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ. Máy bơm ly tâm có cấu tạo ngày càng phức tạp hơn, để đáp ứng được nhiều ứng dụng bơm khác nhau. Nhưng về cơ bản, bơm ly tâm được cấu thành từ các bộ phận sau:
Bên ngoài gồm có:
- Motor bơm
- Buồng bơm
Bên trong có:
- Bánh công tác
- Cánh quạt
- Trục bơm
- Bộ phận dẫn hướng vào
- Bộ phận dẫn hướng ra
- Ống hút và ống đẩy
Mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ hoạt động khác nhau:
- Motor: Chuyển điện năng thành cơ năng và kéo buồng bơm hoạt động
- Bánh công tác: Hay còn được gọi là cánh bơm ly tâm, được làm từ chất liệu gang và thép dựa trên phương pháp đúc chính xác nên rất cứng. Là phần chuyển động chính trong buồng bơm, để đẩy chất lỏng đi ra khỏi buồng. Chúng thường có cấu tạo gồm 3 dạng chính:
- Cánh hở hoàn toàn
- Cánh mở 1 phần
- Cánh kín
- Trục bơm: Được chế tạo bằng thép kim loại, liên kết trực tiếp với trục motor. Dẫn động trực tiếp lên bánh công tác. Trục bơm và bánh công tác + cánh quạt được giữ cố định với nhau bằng then cài, bulông…
- Bộ phận dẫn hướng vào: Hay còn gọi là cửa hút, được nối với phần ống hút để dẫn chất lỏng đi vào buồng bơm
- Bộ phận dẫn hướng ra: Hay còn gọi là cửa xả, thường có hình dạng xoắn ốc theo chiều quay của cánh quạt, nhiệm vụ của chúng là đưa chất lỏng ra khỏi buồng bơm
- Ống hút và ống đẩy: Các phụ kiện kết nối với bộ phận dẫn hướng. Chúng thường có cấu tạo từ gang, sắt, inox hoặc là ống PVC…
Cánh quạt bơm ly tâm
Nói đến cánh quạt bơm ly tâm là một câu chuyện dài. Từ lúc ra đời đến giờ, chúng được cải tiến, thay đổi với nhiều hình dáng khác nhau. Ban đầu, chúng có các hình dáng như:
- Cánh kín
- Cánh xoáy
- Cánh cắt
Ngoài ra, chúng còn có loại:
- Cánh cuốn
- Cánh tầng
Mỗi loại có ưu nhược điểm và phù hợp với từng mục đích sử dụng hay môi chất khác nhau.
Ví dụ như:
- Cánh kín thì chuyên dùng cho các chất lỏng có độ nhớt thấp và không có chất rắn tạp như: nước sạch, nước sản xuất,…
- Cánh cắt thì chuyên dùng cho nước có lẫn tạp chất rắn, mảnh như: nước thải chưa xử lý, nước sông, suối,…vì cánh cắt có khả năng cắt nhỏ vật thể lẫn trong nước…
Nguyên lý làm việc của bơm ly tâm
Nguyên lý làm việc của bơm ly tâm được mô tả chi tiết như ảnh động bên dưới. Chúng sẽ diễn ra liên tục với hai quá trình hút và đẩy.
Các bạn để ý, dòng chất lỏng được hút qua cửa Inlet. Sau đó cánh quạt sẽ tác động làm dòng chất lỏng đi theo vách buồng bơm hình xoắn ốc, và đi ra cửa outlet.
Nhưng có một lưu ý quan trọng là trước khi máy bắt đầu làm việc thì phải mồi bơm cho thân bơm và ống hút được lắp đầy chất lỏng nhé.
Cụ thể:
- Quá trình hút của bơm: Ở lối vào của bánh công tác có vùng chân không,do áp suất trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào này mà chất lỏng ở bể hút liên tục bị đẩy vào bơm từ ống hút.
- Khi bơm ly tâm hoạt động, bánh công tác quay. Các chất lỏng bên trong bánh công tác bị văng ra ngoài do bị ảnh hưởng của lực ly tâm. Các màng dẫn chuyển động và đi vào ống đẩy với áp suất cao. Quá trình này gọi là quá trình đẩy của bơm. Ở bộ phận dẫn hướng ra có nhiệm vụ là dẫn chất lỏng từ bánh công tác ra ống đẩy để được điều hòa, ổn định và biến một phần động năng thành áp năng cần thiết.
Nguyên lý làm việc của bơm ly tâm
Quá trình đẩy và hút của bơm được diễn ra liên tục, tạo nên dòng chảy liên tục.
Đường đặc tính của bơm ly tâm
Đường đặc tính của bơm ly tâm được hiểu là một biểu đồ hiệu suất vận hành bơm. Nó thể hiện các thông số biến đổi theo những điều kiện vận hành khác nhau như:
- Cột áp
- Lưu lượng
Vì sao đường đặc tuyến của máy bơm nói chung và bơm ly tâm nói riêng là quan trọng?
Vì chúng ta có thể dựa vào đường đặc tính này mà chọn được loại máy bơm phù hợp với hệ thống. Thông qua các chỉ số như lưu lượng, hiệu suất, cột áp từng thời điểm…
Mặt khác, dựa vào đường đặc tính này, các kỹ sư vận hành có thể dễ dàng kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng cho máy bơm mà không phải dựa vào lịch định kỳ. Vì có những lúc máy bơm xảy ra sự cố ngoài mong muốn…
Dựa vào đường đặc tuyến, chúng ta có thể lên kế hoạch vận hành theo điều kiện môi trường hay tình hình của hệ thống …
Mô phỏng đặc tính bơm ly tâm
Các loại bơm ly tâm
Bơm ly tâm được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên hình dáng, đặc tính:
- Theo hình dạng buồng bơm: Thì có bơm hình xoắn ốc, bơm khuếch tán.
- Theo cột áp: Có bơm thấp áp, trung áp và cao áp.
- Theo vị trí trục bơm: Có máy bơm trục đứng, máy bơm trục ngang.
- Theo hệ số tỷ tốc: Bơm tỷ tốc thấp, cao, trung bình và bơm tỷ tốc chéo.
Trong thực tế, chúng ta thường chọn bơm theo vị trí trục. Tức là: Máy bơm ly tâm trục đứng và trục ngang. Vì sao? Vì chúng ảnh hưởng nhiều nhất đến sơ đồ đường ống hay bản vẽ thiết kế hệ thống của chúng ta.
Bơm ly tâm trục đứng
Bơm ly tâm trục đứng được thiết kế với động cơ nằm trên đỉnh, hoạt động tản nhiệt tốt. Ngoài ra, chúng hạn chế được các rủi ro về rò rỉ hay gây ấm nguồn chất lỏng qua buồng bơm. Mặt khác, chúng giải quyết được vấn đề về vị trí, không gian lắp đặt nữa.
Do đó, có thể nói đây là dòng máy được lựa chọn sử dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng, bơm sinh hoạt cho các chung cư cao tầng, bơm tưới tiêu, trồng trọt trong sản xuất công nghiệp vì khả năng đẩy nước lên cao.
Một số hãng bơm ly tâm trục đứng có xuất xứ từ EU mà các bạn có thể tham khảo như: CAPRARI, SALVATORE ROBUSCHI… có chất lượng cao, đáp ứng được mọi tiêu chí khắt khe của nhiều ngành công nghiệp tại Việt Nam.
Bơm ly tâm trục ngang
Bơm ly tâm trục ngang, đúng như tên gọi của chúng. Là dòng máy bơm được thiết kế kiểu nằm ngang, cũng có các bộ phận tương tự như các loại máy ly tâm khác.
Dòng bơm ly tâm này có ưu điểm là hoạt động êm ái, khi quá nhiệt thì có chế độ tự ngắt, đảm bảo sự thoải mái, an toàn.
Máy thích hợp khi lựa chọn sử dụng cho hệ thống máy bơm nước sạch, hệ thống điều hòa không khí, nhà mát, cấp và xử lý nước,..
Hiện nay, dòng máy bơm ly tâm trục ngang của các thương hiệu như CAPRARI, SALVATORE ROBUSCHI, SCHURCO SLURRY… đang được nhiều khách hàng sử dụng.
Ưu nhược điểm của bơm ly tâm
Chúng ta cùng phân tích các ưu nhược điểm của dòng bơm này để đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho nhu cầu sử dụng của mình nhé!
Ưu điểm | Nhược điểm |
· Máy bơm được nhiều loại chất lỏng như nước, hóa chất, dầu ( kể cả hỗn hợp chất lỏng và rắn).
· Kết cấu nhỏ gọn, nhẹ, chắc chắn. · Các bộ phận của máy có thể lắp đặt, tháo lắp dễ dàng. · Làm việc trong cường độ cao nhưng vẫn đảm bảo an toàn. · Phạm vi sử dụng lớn và năng suất cao. · Hiệu suất bơm ổn định · Giá thành rẻ · Nhiều tuỳ chọn kích thước và công suất bơm · Sử dụng phổ biến trong dân dụng và công nghiệp |
· Cần phải mồi nước khi hoạt động, giải quyết bằng cách sử dụng luppe hay van đáy ở đường hút để giữ lưu chất trong buồng bơm và đường hút để mồi bơm cho lần sử dụng kế tiếp
· Kích thước đường ống hút của máy lớn · Không bơm được lưu chất có độ nhớt cao · Số vòng quay nhỏ nên sẽ cho hiệu suất thấp. · Giá thành bơm khá cao với các vật liệu đặc biệt · Bơm không chạy khô được, sẽ hư hỏng nặng vì quá nhiệt |
Ứng dụng bơm ly tâm
Trên thực tế, bơm ly tâm là sự lựa chọn tối ưu và phổ biến nhất cho quá trình vận chuyển những loại chất lỏng có độ nhớt thấp như nước sạch, nước thải qua xử lý, nước sinh hoạt,… Dòng bơm này có thể sử dụng trong hệ thống yêu cầu cột áp cao nhưng cần phải có lưu lượng đều và lớn, nên được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực dưới đây:
- Sử dụng trong các hệ thống phun nước chữa cháy hoặc để lưu thông nước nóng, hệ thống làm mát trong các phòng làm lạnh,…
- Sử dụng nhiều trong hệ thống động lực tàu thủy.
- Được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực Dầu mỏ & Năng lượng: trong các nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy nhiệt điện,,..
- Ứng dụng cho quá trình xử lý nước thải, cấp và thoát nước, bơm ao hồ thủy lợi, phòng chống lũ lụt… phục vụ cho việc tưới tiêu, trồng trọt nông nghiệp,…
- Các ngành công nghiệp hóa chất như: hóa chất, sơn, dược phẩm, sản xuất thực phẩm và đồ uống và tinh chế đường.